Bí quyết vàng giúp bạn trở thành chuyên gia đàm phán đỉnh cao

Nội dung chính

Đàm phán là một kỹ năng vô cùng cần thiết và quan trọng trong cuộc sống cũng như công việc của mỗi người. Vì vậy, phát triển kỹ năng đàm phán là vấn đề mà ai cũng nên quan tâm. Những kinh nghiệm được chia sẻ trong bài viết dưới đây của Navigos Search chắc chắn sẽ giúp các bạn trở thành một chuyên gia đàm phán đỉnh cao dễ dàng hơn. 

1. Vì sao cần rèn luyện kỹ năng đàm phán?

Trong cuộc sống, nhằm đạt được quyền lợi tốt nhất cho bản thân và gia đình, chúng ta cần hiểu và nên biết cách đàm phán sao cho việc thương lượng (chi phí, giá cả,cơ hội,...) đạt được điều chúng ta mong muốn.

Khi tham gia vào cuộc trò chuyện nào đó và sau khi cuộc trò chuyện kết thúc, đôi khi bạn vẫn cảm thấy chưa thỏa mãn hay chưa thật sự đạt được điều như mong muốn. Đó chính là dấu hiệu nhắc nhở rằng đã đến lúc bạn phải điều chỉnh lại kỹ năng đàm phán của mình. 

Giỏi đàm phán giúp bạn giải quyết mọi vấn đề đơn giản

Giỏi đàm phán giúp bạn giải quyết mọi vấn đề đơn giản

Bạn nên hiểu rằng, cốt lõi của đàm phán chính là đơn giản hóa các vấn đề. Tuy nhiên, trên thực tế, rất khó để làm cuộc đàm phán trở nên đơn giản. Vậy nên, quá trình đàm phán phải diễn ra hợp lý để các bên đàm phán đạt được điều mong muốn.

Một điều rất cần thiết cho giai đoạn trước, trong và sau quá trình đàm phán là bạn cần phải chuẩn bị tất cả những gì cần trình bày kèm với các tài liệu chứng thực để buổi đàm phán có tính thuyết phục và dễ dàng thành công hơn. Bạn hãy phân tích rõ ràng các mục tiêu của mình và của đối phương, đưa ra các vấn đề có thể xảy ra để đôi bên cùng nhau tìm hướng giải quyết triệt để hoặc có lợi từ mối làm ăn, hợp tác.

Đàm phán thật sự rất quan trọng để đạt được mục đích riêng và hướng đến sự phát triển mạnh mẽ của cá nhân. Vì vậy, việc nâng cao khả năng đàm phán sẽ giúp bạn luôn có lợi thế trong quá trình đàm phán.

Xem thêm >> 10 Kỹ năng thuyết trình giúp bạn làm chủ 'sân khấu'

2. Bí quyết trở thành chuyên gia đàm phán đỉnh cao

Trở thành chuyên gia đàm phán đỉnh cao là điều không đơn giản. Bạn phải kết hợp nhiều yếu tố cũng như trau dồi liên tục những kỹ năng khác nhau để tạo nên kỳ tích. Hãy cùng Navigos Search điểm qua các bí quyết dưới đây.

2.1. Sử dụng chiến thuật phân phối hoặc tích hợp

Chiến thuật phân phối trong đàm phán nghĩa là bạn chọn theo chiến lược cạnh tranh, đồng nghĩa với sự thắng thua xuất hiện trong cuộc đàm phán, hoặc bạn thắng hoặc đối phương thắng, bạn chỉ có một động lực duy nhất là đạt được lợi ích cá nhân cao nhất.

Tại thời điểm bạn đàm phán, chỉ có một vấn đề duy nhất để giải quyết hoặc thảo luận, việc duy trì mối quan hệ trong cuộc đàm phán chỉ là thứ yếu. Nếu nguồn lực có hạn, môi trường giao tiếp có sự kiểm soát hoặc chọn lọc cao thì bạn có thể lựa chọn chiến thuật phân phối để duy trì, thực hiện cuộc đàm phán. 

Còn chiến thuật tích hợp thì ngược lại, những người trong cuộc phải cùng ngồi xuống phân tích giải quyết vấn đề của nhau và thực hiện đàm phán để cùng hưởng lợi, xây dựng lợi ích lớn hơn. 

Điều đó có nghĩa việc thắng thua sẽ không còn cá nhân hóa nữa mà là thắng thua của cả đôi bên, mối quan hệ được đặt ưu tiên cao nhất, nhiều vấn đề được đưa ra để mổ xẻ và giải quyết. Động lực của buổi đàm phán tích hợp sẽ là lợi ích của nhau, các bên đều có thắng lợi nhất định, việc giao tiếp mang hướng tích cực, cởi mở và xây dựng cao. 

2.2. Luôn luôn lắng nghe và học cách điềm tĩnh

Có rất nhiều bài viết và thông tin trên mạng xã hội nhấn mạnh tầm quan trọng của kỹ năng lắng nghe, điều này chứng tỏ kỹ năng lắng nghe rất quan trọng trong cuộc sống và công việc ngày nay. Kỹ năng lắng nghe không còn là điều mới mẻ, có rất nhiều người biết tới và chú ý cải thiện kỹ năng này. Tuy nhiên không phải ai cũng có thể dành thời gian để luyện tập kỹ năng lắng nghe để có thể vận dụng trong cuộc sống và trong công việc hằng ngày một cách tối ưu nhất. 

Để đàm phán thành công và trở thành chuyên gia đàm phán đỉnh cao thì bạn không thể nào thiếu kỹ năng lắng nghe. Vì giao tiếp là tương tác hai chiều nên ta rất cần sự tập trung để việc lắng nghe trở nên hiệu quả hơn. Và để trở thành người lắng nghe tốt, bạn phải hiểu rõ các thông điệp người nói muốn truyền đạt, đưa ý kiến phản hồi và giải bày rõ ràng các ý bản thân muốn nói.

Một chuyên gia đàm phán giỏi sẽ là người có khả năng lắng nghe tuyệt đỉnh, họ luôn tìm ra được mấu chốt từ lời nói của đối phương để tăng cơ hội thành công trong cuộc đàm phán.

Hãy là người lịch sự, để cho đối phương nói hết ý rồi mới nói tiếp, không nên cướp lời của họ. Nếu không biết lắng nghe, bạn sẽ bị mất điểm trong mắt người khác, khiến chất lượng của cuộc đàm phán hoàn toàn thất bại.

Ngay cả khi bạn đoán được những gì họ sắp nói thì bạn cũng nên cố gắng lắng nghe, để họ thể hiện hết ý tưởng của mình. Điều đó sẽ giúp đối phương cảm thấy lời nói của mình có ý nghĩa và được tôn trọng.

Một chuyên gia đàm phán đỉnh cao rất cần kỹ năng lắng nghe

Một chuyên gia đàm phán đỉnh cao rất cần kỹ năng lắng nghe

2.3. Sáng tạo trong cuộc đàm phán nhiều nguy cơ

Chúng ta luôn mong muốn có được giải pháp sáng tạo trong các cuộc đàm phán và câu hỏi đặt ra là làm thế nào để đạt được điều đó? Nhà tâm lý học Daniel Kahneman đã giải thích trong cuốn sách “Tư duy nhanh và chậm”, khi con người quá cảnh giác, phòng thủ và tư duy logic thì trở nên cứng nhắc, không sáng tạo bằng khi dùng trực giác và cảm xúc. Nói cách khác, khi mải mê bày trận, mài giũa lý lẽ và cân nhắc các con số thì bạn không thể cởi mở những ý tưởng mới lạ được. 

Để tăng tính sáng tạo trong các cuộc đàm phán nhiều nguy cơ, cách hữu ích đầu tiên cho người đàm phán là chia vấn đề lớn thành những vấn đề nhỏ để tìm ra giải pháp sáng tạo. Bằng cách chia nhỏ, bạn sẽ biến việc vật lộn với vấn đề khó trở thành đàm phán nhiều vấn đề nhỏ. Khi chia thành những vấn đề nhỏ thì người đàm phán sẽ dựa vào sự ưu tiên và sở thích khác nhau để có được thỏa thuận cuối cùng tốt nhất cho cả hai bên. 

Vậy làm thế nào để tăng tính sáng tạo của đối phương - người dường như chỉ muốn chú trọng vào một vấn đề duy nhất? Bạn hãy hỏi thật nhiều câu hỏi và lắng nghe những chia sẻ họ. Sau đó, dựa vào thông tin đó để mở ra những cuộc trao đổi về suy nghĩ và ưu tiên các vấn đề liên quan. 

Nếu đối phương không muốn tham gia thảo luận, bạn hãy đưa ra một số giải pháp khác nhau để họ xem xét. Và chắc chắn, họ sẽ ấn tượng với sự linh hoạt của bạn, và đáp trả bằng sự linh hoạt đó bằng sáng tạo của mình. Thậm chí, nếu họ không thích một giải pháp nào của bạn, cách họ phản ứng sẽ giúp bạn nghĩ ra những gói giải pháp mới. 

Tiếp theo, các nhà đàm phán có thể sử dụng giải pháp “thỏa thuận” khi có sự khác nhau về dự đoán kết quả. Thỏa thuận sẽ giúp cho cả hai bên hạn chế thua thiệt nếu quá trình đàm phán không có kết quả như ý muốn.

Đồng thời, bạn phải xem xét các điều kiện, điều khoản nằm ngoài dự tính lúc đầu của bạn nếu chẳng may cuộc đàm phán không đi đến thỏa thuận chung. Hay những điều khoản ‘nếu - thì’ để các bên không áp lực và có được kết quả tích cực cuối cùng.

Ngoài ra, một bí quyết nhỏ nếu cuộc đàm phán của bạn đang trở nên tiêu cực và đi vào ngõ cụt thì hãy sử dụng kỹ thuật ‘lật ngược’ để xem xét các mặt đối lập của sự việc. Chẳng hạn như bạn khuyến khích thành viên trong cuộc đàm phán chia sẻ những ‘ý tưởng xấu, thông tin xấu’ để giảm bớt căng thẳng, cuộc đàm phán trở nên truyền cảm hứng hơn.

2.4. Tìm hiểu kỹ về đối phương

Bất kể trong mối quan hệ hợp tác nào, bạn cũng cần phải tìm hiểu về đối phương. Nếu không hiểu gì về đối phương thì rất khó để có thể để hợp tác đi đến một mục đích chung là cùng có lợi.

Bạn hãy tìm hiểu các thông tin từ đối phương như: Mục tiêu, cách xử lý vấn đề này này trước đó, các phương án, chiến lược họ đã từng trao đổi. Từ việc tìm hiểu, bạn mới có thể đưa ra những giải pháp phù hợp và đưa cuộc đàm phán đi đến mục đích mà bạn mong muốn mà không bị mắc các sai lầm. Cuộc đàm phán sẽ trở nên dễ dàng hơn, thuận lợi hơn và các kỹ thuật đàm phán của bạn ở trên cũng có cơ hội để phát huy.

Xem thêm >> 9 kỹ năng mềm trong quan trọng nhất trong công việc

3. Lời khuyên dành cho chuyên gia đàm phán

Đàm phán luôn là kỹ năng quan trọng trong mọi vấn đề của cuộc sống. Khi trở thành một chuyên gia đàm phán đỉnh cao, bạn vẫn còn phải rèn luyện không ngừng bởi cuộc sống và con người luôn thay đổi và theo chiều hướng đi lên. Sau đây là một số lời khuyên không thừa, không thiếu dành cho các bạn muốn thành công và trở thành một chuyên gia đàm phán giỏi.

3.1.  Dừng ngay việc ra lệnh 

Ra mệnh lệnh cho người khác không phải là cách làm hay, ngay cả khi bạn làm sếp cũng không nên ra mệnh lệnh cứng nhắc. Làm sao để đối phương thuận tình và làm theo ý kiến của bạn một cách vui vẻ, tự nguyện mới là điều hay.

Thay vào đó, hãy đưa ra dẫn chứng thuyết phục, xuôi tai, khả năng thực hiện cao và làm đúng với những điều mình đã nói để tạo được lòng tin. Bên cạnh đó, bạn hãy kết hợp với thái độ chân thành khi đàm phán, các cử chỉ và hành động của bạn cũng hết sức quan trọng giúp đàm phán thành công.

Không chỉ thế, bạn hãy cố gắng tạo ra sự gần gũi với đối phương, hãy luôn đặt mình vào vị trí của người khác để nhìn nhận mọi vấn đề. Cuối mỗi đoạn hội thoại, người ta thường để lại ấn tượng sâu sắc với những câu nói mang tính chất kết luận. Chính vì vậy, bạn hãy lựa cách nói sao cho thích hợp và đúc kết được các giải pháp mang ý nghĩa lớn lao hơn là tìm mọi cách để đối phương ‘phục tùng yêu cầu’ của bạn.

Lời khuyên hữu ích dành cho các chuyên gia đàm phán

Lời khuyên hữu ích dành cho các chuyên gia đàm phán

3.2. Trau dồi thái độ, cử chỉ

Thái độ là một yếu tố quyết định không nhỏ đến sự thành công của cuộc đàm phán. Vậy nên bạn phải biết cách nhận định tình hình và tìm hiểu tính cách của đối phương ngay từ đầu để quyết định thể hiện thái độ, cử chỉ như thế nào trong cuộc đàm phán, hoặc cứng rắn hoặc mềm mỏng.

Dù gặp tình huống như thế nào thì bạn hãy luôn cố gắng giữ thái độ tự tin, khiêm tốn và luôn sẵn sàng lắng nghe mọi khía cạnh trong cuộc đàm phán với đối phương. Một phong thái như thế sẽ giúp bạn sẽ lấy được niềm tin từ người đối diện và đảm bảo thuyết phục được cuộc đàm phán diễn ra đơn giản, cuộc đàm phán sẽ không rơi vào bế tắc do thái độ làm chia rẽ suy nghĩ và hành động của bạn.

3.3. Trở thành chuyên gia đàm phán ngay trong cuộc sống đời thường

Rất nhiều người cho rằng, để trở thành chuyên gia đàm phán giỏi cần phải trải qua quá trình thực hành trong các cuộc đàm phán chuyên nghiệp và chỉ diễn ra trong công việc mang tính nghiêm trọng. Tuy nhiên, thực tế mọi người đều thực hiện đàm phán ngay trong cuộc sống thường nhật của mình.

Chẳng hạn như khi đi mua hàng, bạn thương lượng để có được chi phí hợp lý, hợp với túi tiền của bạn, hay bạn muốn nhờ sự giúp đỡ của ai đó thì bạn sẽ thương lượng với họ, đó chính là đàm phán.

Không ngừng học hỏi, nâng cao, rèn luyện và trau dồi kỹ năng đàm phán trong mọi tình huống, hoạt động trong cuộc sống là điều mà bất cứ ai cũng nên thực hiện để trở thành một chuyên gia đàm phán đỉnh cao.

Bên cạnh đó, Navigos Search được đánh giá là công ty “săn” nhân tài hàng đầu Việt Nam hiện nay. Thuộc tập đoàn Navigos Group sở hữu trang web tuyển dụng có lượng truy cập lớn nhất Việt Nam - VietnamWorks, lợi thế lớn nhất của Navigos Search là sở hữu lượng data cực khủng 375,000+ ứng viên cao cấp và hơn 5,000,000+ tài khoản giúp tìm kiếm việc làm trong mơ nhanh chóng cho ứng viên.

Đặc biệt, với sự gia nhập vào En Word đã giúp Navigos Search có được quy trình tuyển dụng hiện đại và dữ liệu toàn diện, tìm kiếm được những ứng viên sáng giá nhất cho các doanh nghiệp. Navigos Search tự hào khi đã mang đến hàng ngàn công việc cho các chuyên gia đàm phán cao cấp tại Việt Nam.

Chuyên viên Navigos Search tự tin là những chuyên gia đàm phán cao cấp trong thị trường lao động tại Việt Nam, nếu bạn đang tìm kiếm những giải pháp mới cho doanh nghiệp, chia sẻ những câu chuyện tuyển dụng khó để cùng tìm kiếm giải pháp mới tốt hơn thì đừng ngần ngại liên hệ với Navigos Search theo thông tin bên dưới. 

  • Trụ sở TP Hồ Chí Minh: Tầng 20, E.town Central Tower, 11 Đoàn Văn Bơ, Phường 12, Quận 4
  • Chi nhánh Hà Nội: Tòa nhà V. - 125 Bà Triệu, Quận Hai Bà Trưng
  • Hotline: 1800 585 826
  • Email: contact@navigossearch.com
  • Website: navigossearch.com
  • Fanpage: facebook.com/NavigosSearchVietnam 

Navigos Search - Công ty săn nhân tài

cấp trung và cấp cao hàng đầu Việt Nam

Mẫu đăng ký để nhận các lời khuyên mới nhất
backtotop