Kỹ thuật quản lý cảm xúc: Bí quyết của các nhà quản lý thành công

Nội dung chính

 

Dù bạn là ai, làm công việc gì thì biết cách quản trị cảm xúc là yếu tố rất quan trọng để có được một cuộc sống và công việc tốt hơn. Vậy kỹ thuật quản lý cảm xúc là gì? Làm cách nào để bạn biết mình chưa hoàn thiện kỹ năng này? Hãy tham khảo bài viết sau của Navigos Search để nhận ra điều đó và có được bí quyết xây dựng kỹ năng quan trọng này từ các nhà quản lý thành công nhé!

1. Quản lý cảm xúc là gì?

Kỹ thuật quản lý cảm xúc là khả năng con người nhận thức rõ cảm giác của mình trong một tình huống nhất định và hiểu được sự liên quan của cảm xúc  đối với bản thân và người khác thế nào. Đồng thời, biết cách điều chỉnh và thể hiện cảm xúc phù hợp. 

Biết làm chủ cảm xúc sẽ làm giảm căng thẳng, giao tiếp và thương lượng tốt hơn, giải quyết mâu thuẫn hài hòa và mang tính xây dựng, việc ra quyết định và xử lý vấn đề tốt hơn.

Quản lý cảm xúc là điều chỉnh và thể hiện cảm xúc phù hợp

Quản lý cảm xúc là điều chỉnh và thể hiện cảm xúc phù hợp

2. Dấu hiệu cho thấy có thể bạn chưa biết cách quản lý cảm xúc

Khi không thể kiểm soát cảm xúc của mình, người đó sẽ có những phản ứng gián đoạn hoặc không thích hợp với tình huống hoặc bối cảnh đang gặp phải. Có thể, trong nhiều trường hợp, mất khả năng kiểm soát cảm xúc là tạm thời, bởi người đó bị giảm kiệt sức vì thiếu ngủ hay một nguyên nhân nào đó.

Tuy nhiên, cũng có một số người không thể kiểm soát được cảm xúc của mình là do thói quen và tính cách. Điều quan trọng nhất là bạn phải biết khi nào không thể kiểm soát cảm xúc của mình, bởi điều này sẽ ảnh hưởng tới cuộc sống hàng ngày của bạn. Sau đây là một số dấu hiệu cho thấy bạn chưa biết cách quản lý cảm xúc:

  • Bị choáng ngợp bởi cảm xúc 
  • Cảm thấy ngại bày tỏ cảm xúc
  • Cảm thấy tức giận nhưng không biết lý do tại sao
  • Mất kiểm soát hành vi của mình
  • Khó hiểu lý do vì sao bạn cảm thấy như thế,...

Có khá nhiều lý do khiến một người không kiểm soát được cảm xúc của mình. Nếu bạn nhận thấy mình đang gặp những dấu hiệu này, hãy xem xét lý do tại sao nên quản lý cảm xúc và nắm chắc những bí quyết được chia sẻ dưới đây để củng cố kỹ thuật quản lý cảm xúc.

Xem thêm >> Tư duy phản biện là gì và cách rèn luyện vượt bậc

3. Tại sao phải điều chỉnh và quản lý cảm xúc?

Quản trị cảm xúc giúp tốt sẽ giúp làm giảm sự căng thẳng trong quá trình giao tiếp, lắng nghe và các cuộc tranh chấp sẽ được xử lý hài hòa, mang tính xây dựng hơn. Đồng thời, bạn sẽ đưa ra được những quyết định và xử lý những sai lầm, khó khăn hiệu quả hơn.

Việc điều chỉnh và quản lý cảm xúc là rất cần thiết

Việc điều chỉnh và quản lý cảm xúc là rất cần thiết

Việc hiểu rõ, nắm bắt tốt cảm xúc của bản thân sẽ giúp bạn thể hiện được suy nghĩ của mình với người khác. Và khi nhận diện được cảm xúc hiện tại, bạn mới điều khiển được cảm xúc theo lý trí, suy nghĩ kỹ lưỡng hành vi, ngôn từ và không để diễn ra sai lầm đáng tiếc. 

Thêm vào đó, quản lý cảm xúc cá nhân tốt còn giúp bạn cư xử đúng mực hơn, giữ được những mối quan hệ tốt đẹp. Vì vậy, việc điều chỉnh và quản lý cảm xúc là hết sức cần thiết.

4. Những kỹ thuật quản lý cảm xúc hiệu quả nhất

Kỹ thuật quản lý cảm xúc không tự nhiên mà có. Để làm chủ và giữ cảm xúc của chính mình luôn tích cực, bạn phải cố gắng rèn luyện, điều chỉnh mỗi ngày. Sau đây chính là những bí quyết giúp bạn rèn luyện kỹ năng quản lý cảm xúc hiệu quả.

Vận dụng sức mạnh của trí tuệ để quản lý cảm xúc

Dùng sức mạnh của trí tuệ để làm chủ cảm xúc có nghĩa là bạn phải có trí tuệ cảm xúc. Trí tuệ cảm xúc là khả năng tự nhận thức cảm giác của chính mình, nhận biết rõ ràng đâu là điểm tốt để phát huy và đâu là nhược điểm cần cải thiện.

Người có trí tuệ cảm xúc sẽ luôn thấu hiểu, tiếp thu và quan tâm đến những cảm xúc của người khác. Thêm vào đó, họ có thể xây dựng và duy trì các mối quan hệ tốt đẹp với những người xung quanh. Nhờ vậy mà họ có một cuộc sống cởi mở, chân tình và được cảm thông hơn.

Việc làm chủ cảm xúc bằng trí tuệ giúp bạn đưa ra được những quyết định sáng suốt, thúc đẩy bản thân phát triển, sửa đổi và xây dựng quan hệ tốt đẹp hơn.

Sức mạnh trí tuệ còn giúp bạn kiềm chế cảm xúc, không để cảm giác bản thân vượt tầm làm chủ. Đồng thời, giúp bạn nâng cao tính kỷ luật cho chính mình, luôn tư duy tích cực và sáng tạo để tìm ra cách giải quyết đúng đắn nhất.

Không để cảm giác tiêu cực điều khiển

Quản lý cảm xúc cũng có nghĩa là việc lựa chọn cảm xúc tích cực và loại trừ cảm xúc tiêu cực. Một người quản lý cảm xúc thành công sẽ không bao giờ để những cảm xúc tiêu cực điều khiển hành động và lời nói của họ.

Để loại bỏ cảm giác tiêu cực điều khiển, bạn nên chú ý những điểm sau: Tự ý thức trách nhiệm trong mọi việc, không đổ lỗi hay trốn tránh trách nhiệm, không bào chữa về những sai lầm, hãy quyết tâm sửa đổi, không đặt nặng sự thua thiệt trong các mối quan hệ, loại bỏ ngôn từ tiêu cực khỏi từ điển hàng ngày của bạn. Và điều quan trọng hơn, bạn hãy sử dụng ngôn từ tích cực và tươi sáng hơn kể cả khi giao tiếp với người khác hay với bản thân.

 Tránh việc để cảm giác tiêu cực điều khiển mình

 Tránh việc để cảm giác tiêu cực điều khiển mình

Tập đối mặt với khó khăn

Cuộc sống luôn có những khó khăn và thất bại. Những lúc như thế, có không ít người sẽ cảm thấy thất vọng, đau khổ và từ đó nản lòng, đánh mất tự tin,...

Tuy nhiên, nếu duy trì được thái độ tự tin tích cực và dũng cảm vươn lên để đối mặt với khó khăn, thách thức, thì bạn sẽ có được cơ hội tốt hơn để giành lấy thành công. Khi đối mặt với khó khăn, bạn không nên cảm thấy chán nản, hãy nghĩ ra cách giải quyết vấn đề đang gặp phải.

Bản thân khó khăn chính là cơ hội để bạn trưởng thành, một khi đã vượt qua được nó thì chứng tỏ bạn đã bước vào giai đoạn tốt đẹp hơn. Bên cạnh đó, khi đối mặt với khó khăn, có nhiều người lại cố gắng ôm giữ tâm lý chạy trốn, nhưng thực tế là không một ai có thể thoát khỏi những khó khăn. Việc lựa chọn đối mặt với khó khăn mới thật sự là hành động có trách nhiệm đối với cuộc đời của mình.

Biết cách giải tỏa cảm giác

Một số cảm xúc tiêu cực như buồn bã, chán nản, thất vọng, căng thẳng, bi quan,… là một phần trong cuộc sống. Và nếu không biết cách giải tỏa thì những cảm xúc này sẽ ảnh hưởng đến cuộc sống của bạn.

Nếu là người “mau nước mắt” và dễ dàng bộc lộ cảm xúc thì bạn hãy tìm cách kiềm chế khi biết rằng điều đó sắp xảy ra. Hãy uống một thứ gì đó thật lạnh, chuyển đổi sự tập trung vào điều tiêu cực sang những điều khác đang diễn ra, hít thở sâu chắc chắn sẽ giúp bạn cảm thấy thoải mái hơn. 

Trong tình huống không kịp kiềm chế, bạn cũng không nên lo lắng, hãy trò chuyện và trình bày với những người khác về vấn đề của bạn. Cách làm này sẽ giúp bạn bình tâm hơn và có được lời khuyên hữu ích có ích để giải quyết những khó khăn đó. Ngoài ra, bạn cũng có thể viết nhật ký hàng ngày để nói ra những cảm giác tiêu cực, giải tỏa chính mình mà không làm thương tổn một ai.

Tự nhận thức chính mình

Để điều tiết và làm chủ cảm giác hiệu quả, bạn phải nhận thức rõ về bản thân mình, từ điểm mạnh cho đến điểm yếu. Hãy lập danh sách và gửi cho vài người bạn thân thiết nhờ họ đánh giá và sau đó xây dựng kế hoạch để khắc phục chúng. Khi đã hiểu rõ bản thân, trong những trường hợp rắc rối, bạn hãy nghĩ đến trách nhiệm của bạn thân và tập trung giải quyết thay vì phàn nàn, đổ lỗi cho người khác. Hãy nghĩ “Trong chuyện này, mình cũng có trách nhiệm, mình làm như thế này mới đúng,  mình cần sự trợ giúp mọi người…”.

Xem thêm >> Kỷ luật bản thân để mọi nỗ lực không tan thành mây

Tự tin vào bản thân

Thiếu tự tin cũng là nguyên nhân “đẩy” bạn đến với cảm xúc tiêu cực. Bạn sẽ cảm thấy bản thân mình yếu kém, không đủ khả năng bằng những người khác trong việc giải quyết vấn đề. Vì thế, bạn nhận thấy những điều tiêu cực và dễ tức giận vô cớ. Còn nếu đủ tự tin, bạn sẽ có năng lực tốt đương đầu với mọi khó khăn và sẽ làm chủ được cảm xúc của bản thân. Điều này cũng giúp bạn trở nên lạc quan, tràn ngập năng lượng hơn.

Một vài cách giúp bạn rèn luyện sự tự tin:

  • Tự tin vào dáng vẻ và ngôn ngữ cơ thể của chính mình
  • Nhìn thẳng vào mắt người khác khi giao tiếp để có được sự tin tưởng và yêu mến hơn
  • Thử thách với những điều mới lạ trong mọi lĩnh vực, tình huống
  • Nghĩ đến việc trở nên thành công nhiều hơn khi làm bất cứ việc gì

Sự tự tin là yếu tố quan trọng để kiểm soát cảm xúc hiệu quả

Sự tự tin là yếu tố quan trọng để kiểm soát cảm xúc hiệu quả

Điều chỉnh hành động cơ thể

Có một số tình huống sẽ đẩy bạn rơi vào hiện trạng tiêu cực. Lúc này, hãy cố gắng để kiểm soát nó nhanh chóng bằng một số hành động cơ thể đơn giản như:

  • Thả lỏng cơ thể: Điều này giúp bạn xoa dịu, thư giãn tâm trí và quản lý cảm xúc hiệu quả
  • Hít thở sâu: Hít thở thật sâu để giữ bình tĩnh và giúp giảm căng thẳng, lo lắng
  • Luôn mỉm cười
  • Thay đổi tư thế và hãy ngồi một cách thoải mái nhất

Chỉ với một vài thay đổi hành động đơn giản, bạn sẽ tập trung và suy nghĩ được hướng đi mới hiệu quả.

TS Lê Thẩm Dương đã khẳng định sâu sắc: “Cảm xúc là kẻ thù của thành công”. Người thành công đều là những người có kỹ năng điều chỉnh, quản trị cảm xúc rất tốt và họ luôn ý thức cao độ về việc học cách quản trị cảm xúc. Chính vì vậy, ngay từ bây giờ, bạn hãy học cách tập luyện kỹ thuật quản lý cảm xúc để đạt được những thành công rực rỡ trong tương lai.

Navigos Search - Công ty săn nhân tài cấp trung và cấp cao hàng đầu Việt Nam

 
Mẫu đăng ký để nhận các lời khuyên mới nhất
backtotop